Kết quả tìm kiếm cho "Khu công nghiệp Vàm Cống"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 419
“Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” (gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta) nhận được sự đồng thuận của các ngành, các cấp, nhất là nông dân huyện Phú Tân. Bước đầu, đề án đã thay đổi tập quán sản xuất, tiếp cận quy trình canh tác mới, nâng cao chất lượng cây lúa.
Các cấp, ngành trong tỉnh đã và đang tập trung phát triển các loại hình kinh tế tập thể (KTTT) đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, đã tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã kiện toàn bộ máy, nâng cao nguồn nhân lực, áp dụng chuyển đổi số… để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Những năm gần đây, công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thể dục - thể thao (TDTT) ở huyện Phú Tân tiếp tục được nhiều cá nhân, doanh nghiệp hưởng ứng. Bên cạnh đầu tư các sân, bãi tập luyện, một số nơi còn xã hội hóa các giải đấu, gắn với hoạt động xã hội - từ thiện, thu hút nhiều người tham gia.
Dự báo hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, triều cường và thiên tai (giông, lốc, sét, ngập lụt, úng, sạt lở đất) còn diễn biến phức tạp. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, người dân cần chủ động các giải pháp ứng phó với lũ kết hợp triều cường đạt đỉnh lũ trong tháng 10/2024 và các thiên tai những tháng cuối năm, nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản và sản xuất vụ thu đông 2024...
Đầu năm đến nay, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) trên địa bàn huyện Phú Tân được các cấp, ngành chủ động, tập trung triển khai và thực hiện nghiêm túc. Từ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình KTXH trên địa bàn huyện đạt nhiều kết quả khởi sắc.
Hiện nay, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã mạnh lên thành bão số 4, gây ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam đã đưa ra cảnh báo để các tỉnh, thành phố kịp thời, chủ động ứng phó với diễn biến của thiên tai.
Công đoàn Viên chức (CĐVC) tỉnh An Giang thành lập ngày 15/9/2023 và tổ chức Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 2024 - 2028) ngày 15/5/2024. Tròn 1 năm hoạt động, tuy chỉ trong thời gian ngắn, Ban Chấp hành đã thực hiện nhiều nội dung chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên. Đồng thời, tạo dấu ấn qua các công trình, phần việc thi đua chào mừng các sự kiện đặc biệt của tổ chức công đoàn và đất nước.
Ở huyện cù lao Phú Tân, nhiều mô hình kinh tế tập thể (câu lạc bộ nông dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX)) đã và đang hoạt động chất lượng, hiệu quả. Điểm chung của các mô hình này là chú trọng phát triển, huy động nguồn vốn góp của thành viên, hoạt động liên kết được mở rộng.
Năm 2024, UBND tỉnh An Giang xây dựng chương trình công tác với 159 danh mục, phân kỳ thực hiện theo từng quý nhằm phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu, chi ngân sách Nhà nước, phân bổ vốn đầu tư công; triển khai thực hiện Chương trình công tác trọng tâm năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các nghị quyết của HĐND tỉnh... Việc nỗ lực hoàn thành chương trình công tác cũng là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm “tăng tốc” 2024.
Việc đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm vừa góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo không gian, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, vừa đóng góp vào tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (vốn giao thông chiếm tỷ trọng lớn). Yêu cầu cần thiết hiện nay là tháo gỡ các vướng mắc về cung ứng nguồn nguyên liệu cát, tạo thuận lợi cho các công trình.
Bằng nhiều cố gắng, tiến độ giải ngân từ đầu năm đến nay của An Giang cao hơn bình quân cả nước. Tuy nhiên, để đạt tiến độ giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn năm 2024, cần tháo gỡ 2 vướng mắc lớn: Công tác giải phóng mặt bằng và nguồn nguyên liệu cát phục vụ công trình.
Thời gian qua, An Giang được Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông đạt nhiều kết quả quan trọng.